Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Đăng ký nhãn hiệu tại EU: Thời hạn và gia hạn nhãn hiệu cộng đồng (CTM)

Thủ tục gia hạn đăng ký CTM như thế nào?

Đăng ký CTM có thể được gia hạn nhiều lần theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu, thời hạn mỗi lần gia hạn là 10 năm và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn cơ bản và lệ phí cho mỗi nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhóm thứ 3 trở đi. Đối với nhãn hiệu tập thể thì các lệ phí này sẽ gấp đôi.

Có thể chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đăng ký CTM không ?

CÓ. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc chuyển giao quyền sử dụng một nhãn hiệu CTM chỉ được phép khi việc chuyển nhượng hay chuyển giao đó thực hiện trong phạm vi cả cộng đồng, chứ không chỉ đơn lẻ trong một nước thành viên nào đó. Tuy nhiên, hợp đồng li-xăng được phép giới hạn một hay một số nước thành viên cụ thể.

Việc chuyển nhượng hay chuyển giao li-xăng phải được lập bằng văn bản và đăng ký với OHIM thì mới có hiệu lực pháp luật.

Quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu CTM có thể bị huỷ bỏ khi nào?

Quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu CTM có thể bị huỷ bỏ trong những trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu không được sử dụng trong phạm vi Cộng đồng trong vòng 5 năm kể từ ngày được đăng ký;
+ Nhãn hiệu không được sử dụng liên tục trong vòng 5 năm mà không có lý do chính đáng;
+ Nhãn hiệu trở thành tên gọi thong thường của sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Nhãn hiệu được sử dụng gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hoá và dịch vụ;
Thực thi quyền đối với nhãn hiệu CTM như thế nào?

Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với nhãn hiệu Cộng đồng thuộc về các Toà án nhãn hiệu Cộng đồng do các nước thành viên chỉ định chứ không thuộc thẩm quyền của OHIM.


Chủ sở hữư bị xâm phạm quyền có thể chọn một trong hai toà án sau:
+ Toà án của nước thành viên EU nơi xảy ra vi phạm; hoặc
+ Toà án của nước thành viên EU nơi bị đơn cư trú.
Toà án của nước thành viên nơi xảy ra vi phạm chỉ có thẩm quyền xét xử đối với các hành vi xảy ra trong phạm vi lãnh thổ nước thành viên mà toà đặt tại đó.

Toà án của nước thành viên nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giảu quyết tất cả các tranh chấp theo một trình tự tố tụng duy nhất. Toà án này có thẩm quyền xét xử tất cả các hành vi vi phạm xảy ra trong lãnh thổ cộng đồng.


Ưu điểm của việc xét xử tại các Toà nhãn hiệu Cộng đồng là do các thẩm phán chuyên môn hoá cao đảm nhiệm việc xét xử.

Quyết định của các toà án này có thể có hiệu lực tại các nước thành viên khác c���a EU qua thủ tục thực thi được đơn giản hoá trong Công ước Brussel 1968 về thẩm quyền và thực thi các phán quyết trong dân sự và thương mại
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HỖ TRỢ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét